Tổ chức dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp quốc gia, mã số duy nhất (National Single Emergency Number)

Tổ chức  dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp quốc gia, mã số duy nhất (National Single Emergency Number)

Với tình hình hiện nay của Thái Lan, xuất hiện nhiều trường hợp rối ren cũng như thiên tai tại các khu vực khác nhau trên khắp đất nước và có chiều hướng tăng cao liên tục cả về tần số và mức độ làm ảnh hưởng đến cộng đồng trên diện rộng. Nếu xem xét đến phương hướng lắp đặt và tiến hành cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp của các quốc gia phát triển và được công nhận trên thế giới, nhận thấy các quốc gia trên có sự đầu tư, cải tiến và phát triển loại hình hoạt động từ trung tâm thông báo trường hợp khẩn cấp (Call Center), chỉ cung cấp dịch vụ thông báo cho trung tâm chỉ huy trường hợp khẩn cấp (Command Center), nhận thấy có thể nâng cấp việc cung cấp dịch vụ và quản lý tình hình một cách hiệu quả cao nhất, ví dụ như nước Mĩ ( số 900), liên minh châu Âu (số 113), nước Anh (số 999)...

Thái Lan vẫn chưa có dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp mã số duy nhất, nhưng có nhiều bộ phận chịu trách nhiệm liên quan đến các trường hợp khẩn cấp như trung tâm tiếp nhận tình trạng khẩn cấp 191 của văn phòng Công an quốc gia, trung tâm cấp cứu y tế 1669 của Viện câp cứu y tế, trung tâm tiếp nhận trường hợp cháy 199 của văn phòng phòng chống và ngăn ngừa thiên tai và tổ chức chính quyền địa phương và các tổ chức khác có liên quan đều có đường dây nóng của từng tổ chức. Điều này dễ gây ra sự nhầm lẫn cho người dùng dịch vụ trong trường hợp phải sử dụng một cách nhanh chóng, gây khó khăn cho việc ghi nhớ các số thuê bao khẩn cấp đó, cùng với sự chậm trễ trong việc cung cấp dịch vụ từ việc thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức chịu trách nhiệm.

Vì vậy, nhằm đối phó với tình hình của đất nước đang thay đổi một cách hiệu quả cao nhất, việc cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp của Thái Lan nên thực hiện theo loại hình trung tâm chỉ huy (Command Center) được gọi là “Trung tâm chỉ huy khẩn cấp quốc gia (Thailand Emergency Command Center: TECC)”, có thể đối phó và yêu cầu các bộ phận có liên quan để giải quyết vấn đề trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai bất ngờ.

Trung tâm chỉ huy khẩn cấp quốc gia (Thailand Emergency Command Center: TECC) được xây dựng trên nền tảng hệ thống trung tâm trường hợp khẩn cấp 191 của văn phòng Công an quốc gia. Hình thức hoạt động giống như loại hình trung tâm tiếp nhận trường hợp khẩn cấp (Call Center) nhưng có thêm một số tính chất quan trọng như có hệ thống có thể xác định vị trí của người báo tin nhằm giảm thời gian tiếp cận hiện trường, giúp cho việc đối phó tình hình được nhanh chóng và có hiệu quả hơn, có thể hợp nhất các thông tin liên quan để phân tích và ngăn ngừa tình hình, điều tra tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên hoặc người phạm tội một cách chính xác và có hiệu quả.

 Trung tâm chỉ huy khẩn cấp quốc gia (Thailand Emergency Command Center) có thành phần quan trọng gồm:

  • Hệ thống thông tin âm thanh (Voice Communication System)
  • Hệ thống phân phối cuộc gọi tự động và hệ thống kết nối máy tính (ACD/CTI)
  • Hệ thống truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication System)
  • Hệ thống ghi âm (Voice Recording System)
  • Hệ thống báo tin khẩn cấp (Computer Aided Dispatch: CAD)
  • Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System: GIS)
  • Hệ thống định vị người báo tin (Location Based Service: LBS)
  • Hệ thống kết nối camera quan sát (CCTV Interface)
  • Hệ thống phân tích hình ảnh và tình hình thông minh (CCTV Analytics)

Do trung tâm chỉ huy khẩn cấp quốc gia phải lắp đặt hệ thống công nghệ mới chưa từng được sử dụng tại Thái Lan, vì vậy phải chia hoạt động thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Thiết lập trung tâm Emergency Command Center 11 địa điểm là trung tâm chỉ huy vùng miền và bộ phận có liên quan trong giai đoạn đầu nhằm dẫn dắt trong việc thử nghiệm hoạt động của hệ thống và phương thức hoạt động của trung tâm chỉ huy khẩn cấp mới.
  • Giai đoạn 2: Thiết lập trung tâm Emergency Command Center tại 66 tỉnh còn lại và các bộ phận còn lại có liên quan sau khi đã chứng minh được kết quả hoạt động trong giai đoạn đầu và đã được cải tiến chất lượng.

Việc thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp quốc gia đã tham khảo tiêu chuẩn của Hiệp hội NENA (National Emergency Number Association) của nước Mĩ. Hiện tại có sự phát triển thành hệ thống Next Generation 911 hoặc NG911, hoạt động trên hệ thống mạng IP có khả năng tiếp nhận thông tin trường hợp khẩn cấp tại nhiều kênh (Multi-Channel Communication) với các hệ thống chính như sau:


2DC_191 System_Rev16_590927V1

Khi đã tiến hành thiết lập hệ thống và trung tâm dịch vụ thuê bao điện thoại khẩn cấp mã số duy nhất (Thailand Single Emergency Call Center), văn phòng NBTC sẽ giao lại cho văn phòng Công an quốc gia để tiếp tục hoạt động.

được tạo bởi  -   (24/05/2017 2:19:08 CH)

Download

Page views: 5728